Ngày nay, các nhà hàng ngày càng mở ra nhiều, rất phổ biến và phát triển. Chính vì vậy mà những người kinh doanh nhà hàng luôn cần có kế toán để làm các công việc liên quan đến giấy tờ, tài chính. Vậy nghiệp vụ kế toán nhà hàng ăn uống bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1.  Theo dõi hàng hoá xuất nhập

Trong nghiệp vụ kế toán nhà hàng, ăn uống thì việc theo dõi hàng hoá xuất nhập là điều rất cần thiết. Cụ thể, công việc đó gồm có:

Tiếp nhận những chứng từ nhập/xuất ở các bộ phận như bộ phận kho, bộ phận mua hàng.

Kế toán cũng phải kiểm tra tính chính xác, hợp lệ và hợp lý của những chứng từ xuất nhập này đúng với quy định công ty.

Nhập những chứng từ, số liệu này vào phần mềm và quản lý chúng. Đôn đốc những bộ phận khác để chuyển

giao các chứng từ này đúng hạn nhằm lập kế hoạch báo cáo.

Báo cáo ngay khi phát hiện sai phạm với công ty, chủ doanh nghiệp.

nghiệp vụ kế toán nhà hàng ăn uốngKế toán nhà hàng ăn uống là công việc có nhiều trách nhiệm quan trọng (Ảnh: internet)

2.   Có trách nhiệm kiểm soát giá cả mua vào

Kế toán nhà hàng, ăn uống cũng cần phải thu thập báo giá của nhà cung cấp hàng hóa, theo dõi quá trình tăng giảm giá, kiểm tra giá hàng hóa mỗi tháng đồng thời so sánh giá của nơi cung cấp.

3.  Quản lý tồn kho, đặt hàng

Khi có nghiệp vụ kế toán nhà hàng ăn uống, bạn cần quản lý các định mức tồn kho trong nhà hàng, các vấn đề về đặt hàng, xem xét số lượng hàng xuất ra so với hàng tồn kho, xem xét lượng đặt hàng do cấp trên yêu cầu với lượng đặt hàng quy định.

Báo cáo nếu không đúng định mức tồn kho hoặc báo cáo khi xảy ra biến động đột xuất.

4.  Là người có trách nhiệm kiểm soát hàng tồn kho, xuất nhập tồn

Kế toán cần định kỳ kiểm tra về hàng hoá thực tế trong kho và số lượng xuất nhập tồn.
Kết hợp với thủ kho để cùng kiểm kê lượng hàng hoá tồn trong kho, trong bếp, bar và làm báo cáo.
Cần có kế hoạch mua hàng, tồn kho hợp lý đối với mặt hàng tươi sống.

5.  Làm các thanh toán cho nhà cung cấp

Có sự hỗ trợ kế toán thanh toán để xem xét số liệu nhập hàng nhằm thực hiện thanh toán chi phí cho nhà cung cấp.

Làm các kế hoạch mua hàng để các kế toán thanh toán có kế hoạch tài chính phù hợp. Nên tránh thiếu hàng và thiếu tiền.

6.  Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ

Kế toán nhà hàng ăn uống cũng là người giúp quản lý các tài sản cố định, các công cụ dụng cụ ở nhà hàng, công ty. Họ là người theo dõi số lượng tài sản, xuất dùng và các công cụ mua về.

Đồng thời, họ cũng hỗ trợ, làm việc với kế toán thanh toán để chi trả cho nhà cung cấp, lập kế hoạch theo dõi lượng tài sản được tăng giảm định kỳ theo các tháng.

Đánh giá tình trạng hư hỏng của công cụ, dụng cụ hàng tháng, từ đó có kế hoạch mua mới hoặc thay thế cho phù hợp.

Quản lý các tài sản cố định, công cụ, máy móc quan trọng, kiểm kê tài sản, máy móc, công cụ theo từng tháng.

làm báo cáo tài chínhKế toán nhà hàng, ăn uống thường xuyên phải làm các báo cáo tài chính (Ảnh: internet)

7.  Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Kế toán nhà hàng ăn uống cũng là người tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng món, các nguyên vật liệu thay thế, kiếm tra các tiêu hao vật tư để tính ra doanh thu trong ngày.

8.  Thanh toán, doanh thu

Kế toán là người kiểm tra thanh toán, quản lý các thanh toán chậm và xuất hóa đơn trong ngày

9.  Làm các giá thành

Kế toán nhà hàng ăn uống sẽ là người tính giá thành từng ngày, để từ đó xem có phù hợp với doanh thu không. Họ cũng là người tính giá theo món, theo từng đoàn khách đến với nhà hàng mình.

10.  Chế độ báo cáo

Có trách nhiệm làm báo cáo theo định kỳ hoặc theo vụ việc cho trưởng bộ phận phụ trách hoặc người làm kế toán trưởng.

Làm các báo cáo về các chi phí, các hàng hóa, và một số báo cáo đặc thù tùy theo công việc phân công.
Như vậy, với các kiến thức nghiệp vụ kế toán nhà hàng ăn uống trên, consocuoicung.site123.me mong rằng bạn có cái nhìn tổng quan và hiểu hơn về nghiệp vụ kế toán nhà hàng khách sạn qua đó nâng cao nghiệp vụ, kiến thức của mình để vượt qua những khó khăn khi làm kế toán khách sạn nhà hàng

I BUILT MY SITE FOR FREE USING