Hạch toán kế toán là việc quan trọng nhất trong nghiệp vụ kế toán nhà hàng ăn uống. Ở các nhà hàng, khách sạn, với đặc thù phát triển dịch vụ con người, nhiệm vụ của kế toán lại càng quan trọng. Ngoài nghiệp vụ thương mại thì kế toán nhà hàng, khách sạn còn phải tập hợp giá thành các dịch vụ thông qua hạch toán. Hãy cùng tìm hiểu về các phương pháp hạch toán kế toán nhà hàng ăn uống này nhé.
Để làm tốt công việc kế toán nhà hàng, bạn cần phải lưu ý:
- Định mức nguyên vật liệu và xác định giá thành của từng dịch vụ, món ăn. Đối với một số nhà hàng cung cấp nhiều món ăn, việc định mức này trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi người kế toán phải tỉ mỉ, cẩn trọng và độ chính xác cao.
- Một điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ về quy trình hạch toán kế toán, lập báo cáo và các bảng kê khai chi tiết để cân đối chi phí, phù hợp với định hướng kinh doanh của từng nhà hàng.

Hạch toán là công việc quan trọng của kế toán nhà hàng khách sạn - Ảnh: Internet
Hạch toán kế toán nhà hàng ăn uống thường sử dụng 2 phương pháp: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.
1.Phương pháp kê khai thường xuyên:
a)Tập hợp chi phí 621
- Căn cứ vào hóa đơn mua vào, kế toán thực hiện tính toán 152, 156 và hạch toán:
Nợ 152, 156, 133
Có 331, 111, 112,… - Căn cứ vào định mức và mỗi lần xuất hóa đơn về số lượng bán ra của doanh thu bán hàng, hạch toán chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp:
Nợ 621
Có 152, 111, 112,… - Cuối kỳ kết chuyển vào 154:
Nợ TK 154, 632 (phần chi phí NVL trên mức bình thường)
Có TK 621 (chi phí NVL trực tiếp)
Lưu ý: Nếu các khoản chi không có chứng từ, kế toán cần lập bảng kê hàng hóa không có hóa đơn theo mẫu của Bộ Tài chính, đồng thời phải chứng minh được các khoản chi này là có thật để đưa vào mục chi phí.
b)Tập hợp chi phí 622
- Chi phí nhân công cho đầu bếp, phụ bếp:
Nợ 622
Có 334 - Kết chuyển chi phí 622 theo mỗi lần tập hợp giá thành dịch vụ cho khách hàng:
Nợ TK 154, TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí trên mức bình thường)
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
c)Tập hợp chi phí 627
- Chi phí thuê mặt bằng, chi phí khấu hao công cụ dụng cụ (CCDC) và các chi phí khác:
Nợ 627, 133 (nếu có)
Có 331, 111, 112,… - Cuối kỳ ghi:
Nợ TK 154, TK 632 (phần chi phí sản xuất chung không phân bổ)
Có TK 627
d)Hạch toán 154
- Tập hợp giá thành ghi:
Nợ 154
Có 621, 622, 627 - Khi xuất hóa đơn, bàn giao dịch vụ:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 - Khi sử dụng dịch vụ tiêu dùng trong nội bộ:
Nợ TK 641, 642
Có TK 154

Dựa vào định hướng kinh doanh để có phương pháp hạch toán phù hợp - Ảnh: Internet
2.Phương pháp kiểm kê định kỳ
a)Hạch toán 611
- Kết chuyển trị giá NVL, CCDC tồn kho vào đầu kỳ kế toán:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Có TK 152 – NVL, TK 153 – CCDC - Khi mua NVL, CCDC, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì giá gốc mua vào được phản ánh vào TK 611 không có thuế GTGT:
Nợ TK 611, TK 133
Có TK 331 - Trị giá thực tế NVL, CCDC xuất sử dụng trong sản xuất, kinh doanh ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241,…
Có TK 611 – Mua hàng - Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, kế toán phải xác định trị giá thực tế NVL tồn kho vào cuối kỳ kế toán và trị giá thực tế NVL , CCDC xuất vào sử dụng.
- Kết chuyển giá trị thực tế NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ, ghi:
Nợ TK 152 – NVL, TK 153 – CCDC
Có TK 611 – Mua hàng
b)Hạch toán 631
- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ dở dang đầu kỳ kế toán:
Nợ TK 631
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất, TK 632 – phần vượt trên mức bình thường
Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất, TK 632 – phần vượt trên mức bình thường
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản giá thành sản xuất theo từng loại sản phẩm, lao động, dịch vụ vào cuối kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 631, TK 632
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung - Kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất dở dang
Có TK 631 – Giá thành sản xuất - Giá thành dịch vụ hoàn thành:
Nợ TK 632
Có TK 631 - Sử dụng dịch vụ tiêu dùng nội bộ:
Nợ TK 641, 642
Có TK 631
Trên đây là hai phương pháp hạch toán kế toán nhà hàng ăn uống phổ biến hiện nay. Ngoài ra, với kế toán nhà hàng khách sạn bạn còn biết cách hạch toán tiêu dùng nội bộ theo thông tư 200 và 133. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích dành cho những ai đang làm công việc kế toán tại các doanh nghiệp đặc biệt là các đơn vị nhà hàng, khách sạn.