Trong nhà hàng khách sạn hay bất cứ doanh nghiệp nào chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán. Cùng consocuoicung.site123.me tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt của hai phương pháp này ngay hôm nay  nhé. 

phương pháp kiểm kê định kìMột doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán tồn kho(Ảnh: Internet)

A: Phương pháp kê khai thường xuyên

Nội dung

-  Theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống

-  Phản ánh tình hình nhập – xuất kho, hàng hóa tồn kho

-  Giá trị hàng xuất có thể tính được ở bất kỳ thời điểm nào

-  Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + trị giá hàng nhập kho trong kỳ – trị giá hàng xuất kho trong kỳ.

Chứng từ sử dụng

Phiếu nhập kho, xuất kho

Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa

Đối tượng áp dụng

- Các đơn vị sản xuất như công nghiệp, xây dựng, lắp đặt…

- Các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị…

Ưu điểm

- Có thể xác định và đánh giá số lượng, trị giá hàng tồn kho ở từng thời điểm diễn ra nghiệp vụ

- Nắm bắt chính xác, liên tục lượng hàng tồn kho nhằm điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kịp thời.

- Sửa chữa nhanh tình trạng sai sót trong việc ghi chép giữa các thủ kho, kế toán trong kho.

Nhược điểm

- Lượng công việc phải xử lý hàng ngày của các kế toán kho lớn. Tuy nhiên mức độ nặng nhọc của công việc kiểm kê hàng tồn kho có thể khắc phục bằng cách ứng dụng phần mềm quản lý kho.

B: Phương pháp kê khai định kỳ

Nội dung

- Phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh thường xuyên, liên tục và không phản ánh được từng đợt xuất – nhập hàng trong kỳ.

- Giá trị hàng xuất trong kỳ chỉ tính được vào cuối kỳ.

- Giá trị hàng hóa xuất = trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ – trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

Chứng từ sử dụng

- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

- Biên bản kiểm kê vật tư và hàng hóa

- Tuy nhiên, những chứng từ nhập xuất hàng hóa, biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa chỉ được chuyển đến bộ phận kế toán kho và ban quản lý kho vào thời điểm cuối kỳ.

Đối tượng áp dụng

- Các đơn vị kinh doanh mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, quy cách, mẫu mã

- Các đơn vị chỉ sản xuất một loại sản phẩm, hàng hóa.

Ưu điểm

Kê khai hàng hóa chỉ diễn ra vào một thời điểm nhất định trong  kỳ. Vì vậy, trong kỳ đó khối lượng công việc hạch toán nặng nhất trong vài ngày đến một tuần diễn ra kê khai định kỳ nhưng nhẹ nhàng, đơn giản hơn trong một quãng gian dài.

Nhược điểm

- Công việc hạch toán dồn vào cuối kỳ

- Kiểm tra không thường xuyên nên không thể nắm chắc tình hình xuất – nhập kho sẽ gây hạn chế quá trình kế toán kho

- Khó phát hiện những sai sót, xác định nguyên nhân của những sai sót này lại càng khó.


 

Phương pháp kê khai thường xuyên

 

 

Phương pháp kiểm kê định kỳ

Bản chất

- Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hóa trên các tài khoản kế toán “hàng tồn kho”.

- Mọi tình hình biến động tăng giảm (nhập, xuất) và số hiện có của vật từ, hàng hóa đều được phản ánh trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho (TK 151, 152, 153, 156, 157).

- Cuối kỳ kế toán đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế vật tư hàng hóa tồn kho với số liệu vật tư hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán.

- Không phản ánh, theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động hàng tồn kho trên các tài khoản kế toán

- Các tài khoản phản ánh hàng tồn kho chỉ phản ánh giá trị của vật tư, hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ

- Phản ánh tình hình mua vào, nhập kho vật từ, hàng hóa trên tài khoản 611 – Mua hàng

 

 

Tính giá thành xuất kho

Căn cứ vào các chứng từ xuất kho và phương pháp tính giá áp dụng:

 

Giá thực tế xuất = số lượng x Đơn giá tính cho hàng xuất

Cuối kỳ tiền hành kiểm kê hàng tồn kho

 

Giá xuất thực tế =Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + trị giá thực tế nhập trong kỳ - Trị giá thực tế tồn cuối kỳ

  Hy vọng với sự so sánh trên đây, bạn đã nắm rõ được về phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên.

Với bảng so sánh hai phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên là một trong hai phương pháp rất quan trọng trong hệ thống nghiệp vụ nhà hàng ăn uống. Tuy nhiên, mỗi phương pháp có ưu điểm cũng như nhược điểm riêng. Do đó bạn nên tìm hiểu cả hai phương pháp để áp dụng khi cần.

Nghiệp vụ kế toán nhà hàng khách sạn còn phải định khoản tài khoản 154 chi phí sản xuất kinh doanh nữa. Mời các bạn tìm hiểu để nâng cao nghiệp vụ của mình nhé

I BUILT MY SITE FOR FREE USING