Kế toán nhà hàng là công việc phức tạp vì phải kết hợp các loại hình sản xuất, thương mại và dịch vụ. Để làm tốt công việc kế toán nhà hàng, có những bước thu chi hiệu quả, bạn cần thành thạo nguyên tắc và quy trình định khoản. Dưới đây là chia sẻ một số kiến thức về định khoản kế toán nhà hàng mà bạn cần nắm rõ.

Ở nhà hàng, ngoài giá thành sản phẩm, nhân viên kế toán phải nắm vững nguyên liệu tiêu hao cho từng món ăn bao gồm chi phí liên quan như nhân công, gas, điện, gia vị,… Đây là một công việc tổng hợp đòi hỏi bạn phải có kiến thức kế toán đa dạng. 

Định khoản kế toán là cụ thể hóa của việc ghi sổ kép Định khoản kế toán là cụ thể hóa của việc ghi sổ kép - Ảnh: Internet 

Định khoản kế toán là gì?

Muốn phản ánh một nghiệp vụ phát sinh nào đó vào tài khoản kế toán, bạn cần tìm hiểu nghiệp vụ đó có liên quan đến những tài khoản nào, cũng như kết cấu của từng loại tài khoản. Từ đó, kế toán xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có, và số tiền ghi vào từng tài khoản là bao nhiêu. Công việc đó được gọi là định khoản kế toán.

Để định khoản, người ta phân tích bản chất kinh tế của các nghiệp vụ phát sinh bằng cách sử dụng những phương pháp kế toán cơ bản, kết hợp mối quan hệ của các đối tác kế toán. Hiện nay có hai phương pháp định khoản phổ biến là định khoản giản đơn và định khoản phức tạp.

  • Định khoản giản đơn: liên quan đến 2 tài khoản, một tài khoản ghi Nợ và một tài khoản ghi Có.
  • Định khoản phức tạp: liên quan đến ít nhất 3 tài khoản trở lên. Trong đó có một tài khoản ghi Nợ và nhiều tài khoản ghi Có; hoặc một tài khoản ghi Có và nhiều tài khoản ghi Nợ; hoặc nhiều tài khoản ghi Nợ và nhiều tài khoản ghi Có.

Các thao tác định khoản kế toán nhà hàng

Để định khoản kế toán nhà hàng được thuận tiện, khoa học nhất, bạn có thể áp dụng các bước như sau:

  • Xác định đối tượng kế toán liên quan.
  • Xác định các tài khoản liên quan.
  • Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán.
  • Xác định các tài khoản ghi Nợ và tài khoản ghi Có.
  • Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng loại tài khoản.

Cụ thể, ở một nhà hàng, sau khi mua nguyên vật liệu trị giá 50 triệu, trả bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng, kế toán có thể định khoản như thế này.

  • Đối tượng kế toán liên quan là tiền trả qua ngân hàng và hàng hóa.
  • Nghiệp vụ này liên quan đến 2 loại tài khoản là “hàng hóa” và “tiền gửi ngân hàng”.
  • Xu hướng biến động của 2 đối tượng này: “tiền gửi ngân hàng” có thể giảm xuống và “hàng hóa”sẽ tăng lên.
  • Theo kết cấu tài khoản, hàng hóa cũng là một loại tài sản. Vì vậy, trong trường hợp này, “hàng hóa” sau khi tăng lên sẽ được ghi vào tài khoản ghi Nợ, “tiền gửi ngân hàng” giảm xuống sẽ vào mục tài khoản ghi Có.
  • Sau khi xác định được số tiền cụ thể thì, bên tài khoản ghi Nợ là 50 triệu và tài khoản ghi Có cũng là 50 triệu.

Định khoản kế toán nhà hàng giúp quá trình thu chi minh bạch hơnĐịnh khoản kế toán nhà hàng giúp quá trình thu chi minh bạch hơn - Ảnh: Internet

Lưu ý, khi định khoản kế toán, dù số lượng tài khoản ghi Nợ và ghi Có có thể khác nhau nhưng số tiền ở hai tài khoản này luôn luôn phải bằng nhau. Bạn phải xác định tài khoản ghi Nợ trước và tài khoản ghi Có sau, tuyệt đối không được gộp chung định khoản giản đơn vào định khoản phức tạp. Điều này làm quá trình kế toán bị rối và thiếu tính chính xác.

Không phải nhân viên kế toán nào cũng thành thạo công tác định khoản, nhất là đối với các cơ sở kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống có phần phức tạp hơn. Hy vọng, những chia sẻ vừa rồi của consocuoicung.site123.me sẽ giúp bạn nẵm vững quy trình định khoản kế toán nhà hàng.

I BUILT MY SITE FOR FREE USING