Kế toán nhà hàng cần làm những gì đây là thắc mắc chung của những người chưa có kinh nghiệm làm trong ngành nhà hàng khách sạn. Đây là công việc có sự tổng hợp của nhiều loại hình kế toán doanh nghiệp như kế toán sản xuất, thương mại, dịch vụ. Điều này đòi hỏi nhân viên phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận hơn. Vậy kế toán nhà hàng cần làm những gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể với những bạn có đam mê công việc này.

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành F&B, các cơ sở kinh doanh nhà hàng ăn uống bắt đầu “nở rộ”. Để việc kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, chất lượng dịch vụ tốt, sẽ không thể thiếu công sức của kế toán nhà hàng. Đây là công việc tương đối phức tạp đòi hỏi nhân viên kế toán phải có chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt kiến thức cũng như bí quyết riêng để đảm nhiệm tốt vị trí này. Nào hãy cùng xem cách làm kế toán nhà hàng ăn uống như thế nào nhé

Kế toán nhà hàng đòi hỏi một nguồn kiến thức rộngKế toán nhà hàng đòi hỏi một nguồn kiến thức rộng - Ảnh: Internet

Mô tả công việc kế toán nhà hàng

Nhìn chung, ở mỗi nhà hàng sẽ có những công việc đặc thù riêng cho nhân viên kế toán. Tuy nhiên, quy trình chung của công việc này vẫn giữ được nét tương đối sau đây:

  • Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ kế toán.
  • Ghi chép, tính toán chính xác về chi phí, thuế VAT, công nợ, hạch toán thu nhập,… theo quy định của nhà hàng.
  • Liên hệ với các bộ phận thu/mua để nhận các loại chứng từ xuất/nhập hàng hóa và nhập đầy đủ vào phần mềm.
  • Kiểm tra tính chính xác của các loại chứng từ nhận được.
  • Báo cáo cấp quản lý nếu giấy tờ có vấn đề gì khác thường.
  • Kiểm soát giá cả hàng hóa nhập vào.
  • Nhận báo giá về nguyên vật liệu, thực phẩm, nước uống,… từ các nhà cung cấp.
  • Theo dõi sự biến động của giá cả hàng hóa.
  • So sánh giá cả hàng hóa của các nhà cung cấp khác nhau để chọn được mức giá phù hợp nhất cho quy mô hoạt động của nhà hàng.
  • Kiểm tra các thanh toán, hạch toán phát sinh. Kiểm tra sổ sách thu chi, sổ sách kế toán, công nợ thu – trả hàng ngày.
  • Làm hợp đồng báo giá cho khách hàng, làm hợp đồng nhân viên, bảng lương và hồ sơ bảo hiểm xã hội cho các nhân viên,…
  • Báo cáo tình hình kinh doanh của nhà hàng, tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng.
  • Lập báo cáo tài chính vào cuối năm.
  • Lập báo cáo các khoản thuế theo định kỳ tháng – quý – năm cho cơ quan thuế theo quy định. Lưu ý những giấy tờ này cần trình lên cho cấp quản lý xem xét trước khi nộp cho cơ quan thuế để đảm bảo tính chính xác.
  • Thực hiện lưu trữ thông tin, chứng từ, sổ sách theo quy định của nhà hàng.
  • Thực hiện những công việc khác từ quản lý nhà hàng.

Kế toán góp phần mang lại lợi nhuận cho nhà hàngKế toán góp phần mang lại lợi nhuận cho nhà hàng - Ảnh: Internet

Lưu ý khi làm kế toán nhà hàng

Để làm tốt công việc kế toán nhà hàng, bên cạnh quy trình chuẩn ở trên, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Cần xác định thực đơn của nhà hàng để định mức nguyên vật liệu cũng như xác định giá cả từng món ăn.
  • Nắm vững những kỹ năng về hạch toán, cách lập các bảng kê khai chi tiết, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và đảm bảo cân đối nguồn chi tiêu.

Một trong những công việc hàng ngày của nhân viên kế toán nhà hàng là xử lý hóa đơn, chứng từ xuất/nhập hàng. Tùy thuộc vào các loại hóa đơn, chứng từ mà nhân viên kế toán phải có cách xử lý khác nhau. Nếu bạn có thể xử lý tốt từ những khâu này thì các công việc hạch toán, tổng hợp sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

Đây là những chia sẻ của consocuoicung.site123.me về nghiệp vụ kế toán nhà hàng ăn uống. Công việc kế toán nào cũng đòi hỏi tính cẩn thận và chính xác của người làm. Với những chia sẻ vừa rồi, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về công việc của một kế toán nhà hàng cần làm những gì để chuẩn bị khối kiến thức cần thiết, mang lại hiệu quả công việc cao nhé.

I BUILT MY SITE FOR FREE USING