Trong nghiệp vụ kế toán nhà hàng ăn uống thì khi hạch toán tiêu dùng nội bộ Theo thông tư 200 và 133  là sản phẩm/ hàng hoá/ dịch vụ do chính cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của cơ sở kinh doanh (không bao gồm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở). Điều này giúp quá trình hoạch toán tiêu dùng nội bộ tại các nhà hàng khách sạn trở nên dễ dàng hơn.

Hiểu một cách đơn giản, nếu nhà hàng hay khách sạn tự sản xuất hoặc mua về sản phẩm A và A được chuyển đến các phòng ban của nhà hàng, khách sạn để sử dụng thì A được gọi là hàng hóa tiêu dùng nội bộ. Mặc dù luân chuyển trọng phạm vi của doanh nghiệp nhưng A vẫn cần được lưu trữ thông tin, xác định số thuế, kê khai,... theo đúng quy định của pháp luật nhằm tránh nhầm lẫn với các loại sản phẩm/ hàng hóa/ dịch vụ khác.

hacgj toán tiêu dùng nội bộCác sản phẩm tiêu dùng nội bộ cũng được doanh nghiệp hoạch toán rõ ràng - Ảnh: Internet

Vậy, làm thế nào để xác định số thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế GTGT phải nộp, cách kê khai thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN),...? consocuoicung.site123.me/blog sẽ giúp bạn hiểu rõ từ A đến Z thông qua hạch toán tiêu dùng nội bộ nhà hàng khách sạn theo thông tư 200 và 133 ngay trong bài viết này.

Hoạch toán theo thông tư 200

Theo Thông tư 200/2014 thì quá trình hoạch toán tiêu dùng nội bộ sẽ diễn ra như sau:

- Nếu sản phẩm/ hàng hoá/ dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và được tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ nhằm phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì khi xuất dùng sản phẩm/ hàng hoá/ dịch vụ sử dụng nội bộ, kế toán sẽ phải phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá, sẽ ghi:

  • Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (tức chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá)
  • Có TK 511 (tức doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ)

- Nếu sản phẩm/ hàng hoá/ dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và được tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì khi xuất dùng sản phẩm/ hàng hoá/ dịch vụ sử dụng nội bộ, kế toán sẽ phải phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá, sẽ ghi:

  • Nợ các TK 623, 627, 641, 642… (tức chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá cộng (+) thuế GTGT đầu ra)
  • Có TK 511 (tức doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ)
  • Có TK 3331 (tức thuế GTGT phải nộp - 33311)

hạch toán theo thông tư 200

Hoạch toán tiêu dùng nội bộ tại doanh nghiệp được quy định rõ tại Thông tư 200 - Ảnh: Internet

Hoạch toán tiêu dùng nội bộ theo thông tư 133

- Nếu sản phẩm/ hàng hoá/ dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá/ dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT khi hoạch toán tiêu dùng nội bộ sẽ tính theo phương pháp khấu trừ. Theo đó:

  • Khi xuất dùng sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, sẽ ghi:

Nợ TK 632 (tức giá vốn hàng bán)

Có các TK 155, 156

  • Ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm (hoặc giá vốn hàng hoá), sẽ ghi:

Nợ các TK 154, 642 (tức chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá)

Có TK 511 (tức doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ)

điểm mới trong thông tư 200 và 133

Có nhiều điểm mới trong Thông tư 133 so với Thông tư 200 mà doanh nghiệp cần nắm rõ để tránh nhầm lẫn - Ảnh: Internet

- Nếu sản phẩm/ hàng hoá/ dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá/ dịch vụ mà không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thì khi xuất dùng sản phẩm/ hàng hoá sử dụng nội bộ, kế toán cần phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá. Theo đó:

  • Khi xuất dùng sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, sẽ ghi:

Nợ TK 632 ( tức giá vốn hàng bán)

Có các TK 155, 156

  • Ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm (hoặc giá vốn hàng hoá), sẽ ghi:

Nợ các TK 154, 642… (túc chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá cộng (+) thuế GTGT đầu ra)

Có TK 511 (tức doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ)

Có TK 3331 (tức thuế GTGT phải nộp - 33311)

Hy vọng toàn bộ những thông tin về phương pháp hoạch toán tiêu dùng nội bộ mà chúng tôi đã tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới về kế toán khách sạn du lịch hay nghiệp vụ kế toán của bạn. Ngoài ra ở bài tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu Phương pháp kiểm kê định kì và kê khai thường xuyên 2 phương pháp này cực kì quan trọng trong các nghiệp vụ kế toán nhà hàng khách sạn mời các bạn theo dõi nhé

I BUILT MY SITE FOR FREE USING